NFC là gì? Những tính năng thú vị mà NFC mang lại cho người dùng

NFC là gì?

Không ít người dùng smartphone hiện nay vẫn còn mơ hồ về khái niệm NFC là gì và không biết khai thác các công dụng mà NFC mang lại. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc này.
NFC (Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm. Công nghệ này sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị (smartphone, tablet, loa, tai nghe,…) khi có sự tiếp xúc trực tiếp (chạm).


Công dụng của NFC là gì?

Khi hai thiết bị đều có kết nối NFC, bạn có thể chạm chúng vào nhau để kích hoạt tính năng này và nhanh chóng truyền tập tin gồm danh bạ, nhạc, hình ảnh, video, ứng dụng hoặc địa chỉ website... Ở các nước phát triển, NFC còn được xem là chiếc ví điện tử khi có thể thanh toán trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.

NFC hoạt động như thế nào?

Cũng giống như Bluetooth, WiFi hay tất cả các loại tín hiệu không dây khác, NFC hoạt động theo nguyên tắc gửi thông tin qua sóng radio. NFC là một tiêu chuẩn chuyển đổi dữ liệu không dây.

Điều này có nghĩa là các thiết bị phải tuân thủ những thông số kỹ thuật nhất định để giao tiếp với nhau đúng cách. Công nghệ được sử dụng trong NFC dựa trên các ý tưởng RFID (Radio-frequency identification - nhận dạng tần số vô tuyến) cũ hơn, sử dụng cảm ứng điện từ để truyền thông tin.

Để xác định loại thông tin nào sẽ được trao đổi giữa các thiết bị, tiêu chuẩn NFC hiện có 3 chế độ hoạt động riêng biệt. Có lẽ được sử dụng phổ biến nhất trong điện thoại thông minh là chế độ ngang hàng (peer-to-peer). Điều này cho phép hai thiết bị hỗ trợ NFC trao đổi nhiều thông tin khác nhau. Trong chế độ này, cả hai thiết bị chuyển đổi qua lại giữa trạng thái chủ động khi gửi dữ liệu và thụ động khi nhận.

Bảo hiểm trên blockchain có thể loại bỏ sự cần thiết của các bên trung gian và cho phép phân bổ rủi ro giữa nhiều người tham gia. Điều này có thể dẫn đến phí bảo hiểm thấp hơn với cùng chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Mặt khác, chế độ đọc/ghi là việc truyền dữ liệu một chiều. Thiết bị chủ động, có thể là điện thoại thông minh, liên kết với một thiết bị khác để đọc thông tin từ thiết bị đó. Tag quảng cáo NFC sử dụng chế độ này.
Chế độ hoạt động cuối cùng là mô phỏng card. Thiết bị NFC có thể hoạt động như một thẻ tín dụng thông minh hay không tiếp xúc và thực hiện thanh toán hoặc truy cập vào các hệ thống giao thông công cộng.

Cách tốt nhất để sử dụng NFC

1. Kết nối ngay với mạng WiFi

Mật khẩu WiFi rất dài và phức tạp. Điều này làm cho kết nối với mạng trở nên khó khăn hơn. Nếu muốn thay thế quy trình rườm rà đó bằng một thao tác chạm duy nhất, bạn có thể ghi mật khẩu WiFi của mình vào tag NFC. Android và iOS hỗ trợ tính năng này, do đó, một thao tác chạm vào tag sẽ điền các chi tiết kết nối WiFi và giúp bạn trực tuyến mà không gặp phải bất kỳ phiền phức nào.

2. Tự động vào Driving Mode

Người dùng iPhone biết rằng khi họ vào xe và kết nối với hệ thống giải trí trong xe, thì điện thoại sẽ tự động vào Driving Mode. Điều này làm tắt tiếng các thông báo và tối ưu hóa thiết lập cho hành trình. Mặc dù một số điện thoại thông minh Android có thể làm được điều này, nhưng phần lớn thì không.

Một số ứng dụng ghi tag NFC, như Trigger on Android, cho phép bạn thiết lập công tắc chuyển đổi để đảo ngược các hành động. Vì vậy, lần chạm đầu tiên sẽ kích hoạt Driving Mode, sau đó, bạn có thể vô hiệu hóa nó bằng cách nhấn lại lần nữa và đưa điện thoại trở lại hoạt động bình thường.

3. Thanh toán

Như đã đề cập trước đó, NFC cho phép thanh toán không tiếp xúc khi sử dụng các dịch vụ như Google Pay hoặc Apple Pay. Ở nhiều nơi trên thế giới, việc thanh toán không tiếp xúc đã trở nên rất phổ biến.

Cả Apple Pay và Google Pay đều cho phép bạn theo dõi chi tiêu, phân tích thói quen và lưu các phiếu giảm giá. Ngoài ra, chọn thanh toán NFC có nghĩa là bạn không còn cần phải thực hiện các phương thức thanh toán khác cùng với điện thoại của mình nữa.